Máy Bộ Đàm Giá Rẻ Ở Hà Nội [Pin Khỏe,Sóng Khỏe,Tiếng Lớn]
MÁY BỘ ĐÀM
Ngày nay, con người cần bắt kịp các xu hướng của thị trường để có thể hoà vào dòng chảy của sự phát triển công nghệ tiên tiến trên toàn cầu. Những phương tiện trao đổi thông tin, công việc đã và đang được sử dụng rộng rãi, và thiết bị máy bộ đàm là một trong số đó. Vậy các bạn đã biết máy bộ đàm là gì? Sử dụng nó như thế nào? Đối tượng nào sẽ sử dụng nó? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết “Tổng hợp những điều cần biết về máy bộ đàm” ngay dưới đây nhé.
✔️Phân Phối Chính Hãng Tại | ⭐Maitel |
✔️Hotline | ⭐093 696 6886 |
✔️Cung Cấp Bộ Đàm | ⭐Toàn Quốc |
✔️Giá Bán | ⭐Rẻ Nhất |
Các loại máy bộ đàm
MUA BỘ ĐÀM Ở HÀ NỘI
Máy bộ đàm giá bao nhiêu?
Bảng giá Máy Bộ Đàm Tại Hà Nội
Bộ đàm Kenwood TK 3000 | 2.500.000 VNĐ |
Bộ đàm Motorola MagOne VZ 20 | 2.400.000 VNĐ |
Bộ đàm Kenwood TK 2000 | 2.400.000 VNĐ |
Bộ đàm cầm tay Spender TC-800 UNT | 1.990.000 VNĐ |
Bộ đàm cầm tay Spender TC-400 UNT UHF | 1.290.000 VNĐ |
Bộ đàm cầm tay TID TD-Q6 | 1.550.000 VNĐ |
Bộ đàm Kenwood TK 340 | 950.000 VNĐ |
Máy bộ đàm MTC-320S | 750.000 VNĐ |
750.000 VNĐ | 550.000 VNĐ |
Bộ đàm cầm tay Spender TC-200 UNT | 850.000 VNĐ |
Máy bộ đàm giá bao nhiêu?
- Bộ đàm Kenwood TK 3000: 2.500.000 VNĐ
- Bộ đàm Motorola MagOne VZ 20: 2.400.000 VNĐ
- Bộ đàm Kenwood TK 2000: 2.400.000 VNĐ
- Bộ đàm cầm tay Spender TC-800 UNT: 1.990.000 VNĐ
- Bộ đàm cầm tay Spender TC-400 UNT UHF: 1.290.000 VNĐ
- Bộ đàm cầm tay TID TD-Q6: 1.550.000 VNĐ
- Bộ đàm Kenwood TK 340: 950.000 VNĐ
- Máy bộ đàm MTC-320S: 750.000 VNĐ
- Máy bộ đàm MTC 368: 550.000 VNĐ
- Bộ đàm cầm tay Spender TC-200 UNT: 850.000 VNĐ
Máy bộ đàm là gì?
Máy bộ đàm hiểu đơn giản là một bộ thu phát vô tuyến hai chiều, nó dùng để liên lạc giữa một máy với nhiều máy khác nhau bằng sóng vô tuyến. Một điểm nooru bật ở bộ đàm là phím “Nhấn để nói” PTT, phím này cho phép người sử dụng có thể liên lạc tức thì mà không cần nhiều thao tác như ở trên điện thoại. Các thiết bị cùng hệ thống có thể nghe được những gì bạn nói. Giúp tiết kiệm thời gian, thiết lập liên lạc nhanh chóng, rất hữu ích trong các trường hợp khẩn cấp, cần liên lạc thường xuyên. Ngoài ra, nó không mất phí liên lạc, không lệ thuộc vào hệ thống mạng viễn thông. Đặc biệt trong các trường hợp khẩn cấp, cứu nạn, cứu hộ thì bộ đàm lại càng phát huy được tác dụng.
Một số loại máy bộ đàm mà bạn cần biết
Ta có thể phân biệt bộ đàm theo chức năng hoặc ngành nghề. Một số loại máy thường gặp sau:
- Theo tính cơ cộng: có 3 loại chính là máy bộ đàm lưu động, máy bộ đàm cầm tay và bộ đàm trạm cố định.
- Theo ngành nghề: bộ đàm hàng không và bộ đàm hàng hải.
- Theo khả năng kết nối: bộ đàm thông thường và bộ đàm trung kế.
Theo tính công nghệ: bộ đàm kỹ thuật số và bộ đàm kỹ thuật tương tự
Thiết kế máy bộ đàm nhỏ gọn
Cấu tạo cơ bản của máy bộ đàm
Có nhiều loại máy bộ đàm, nhưng cấu tạo cơ bản gồm 4 bộ phận chính: máy thu, máy phát, chuyển đổi tín hiệu và nguồn điện.
- Bộ phận máy phát: có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu qua MIC và tạo ra tần số dao động sóng mang. Giúp hạn chế tối đa tình trạng tín hiệu nhiễu môi trường bị thu vào và tín hiệu của đường truyền đi sẽ được rõ ràng. Ngoài ra, nó còn có chức năng mã hóa tín hiệu đã truyền đi.
- Bộ phận máy thu: Đây là nơi thu sóng vô tuyến từ các thiết bị khác trong cùng 1 kênh tín hiệu. Sau đó giải mã tín hiệu để truyền cho bộ phận chuyển đổi.
- Bộ phận chuyển đổi tín hiệu: có nhiệm vụ thực hiện chuyển hóa thành âm thanh phát ra loa và nhận tín hiệu từ máy thu . Nó giúp đưa tín hiệu âm thanh thành tín hiệu đường truyền đi trong cùng 1 kênh.
- Bộ phận nguồn điện: cung cấp năng lượng cho máy hoạt động và giúp máy ổn định trong quá trình liên lạc giữa các thiết bị với nhau.
Một số đặc điểm và công dụng chính của máy bộ đàm
Về đặc điểm máy bộ đàm
- Khả năng liên lạc: có thể thông tin với nhau rất nhanh, có thể truyền đạt thông tin tới nhiều người khác qua bộ đàm ngay cùng lúc đó (đây là một điểm khác biệt so với thiết bị liên lạc thông thường).
- Khả năng chống nước: Tiêu chuẩn IP được ghi trên bộ đàm.
- Khả năng chống cháy nổ: Có khả năng làm việc trong môi trường nguy hiểm. Bộ đàm được Hiệp hội nghiên cứu chống cháy nổ trong nhà máy thông qua.
Công dụng chính của máy bộ đàm
Được sử dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, những tóm gọn có những công dụng sau:
- Khả năng liên lạc nhanh giúp tiết kiệm được thời gian.
- Tạo sự chuyên nghiệp trong công việc.
- Tăng năng suất, hoàn thành nhiệm vụ dễ dàng hơn
- Nâng cao tính an toàn, giảm thiểu tối đa những sự cố.
- Dễ dàng trong liên lạc.
Cách để sử dụng máy bộ đàm hiệu quả.
So sánh máy bộ đàm và điện thoại di động
Có thể thấy đây là 2 thiết bị liên lạc thông dụng hiện nay. Tuy nhiên có những điểm khác nhau mà chúng ta cần biết như sau:
Máy bộ đàm
- Dễ dàng sử dụng, liên lạc nhanh chóng, sử dụng ít thao tác, chỉ cần ấn giữ phím PTT là có thể liên lạc với 1 hoặc nhiều thiết bị.
- Có thể liên lạc nhiều thiết bị trong cùng 1 kênh
- Không yêu cầu phí sử dụng, không cần đăng ký mạng.
Điện thoại di động
- Khi liên lạc mất phí thông thường, ta chỉ liên lạc được 1 thiết bị tại 1 thời điểm
- Cần có sim và mất phí để duy trì sử dụng
- Có nhiều thao tác để bắt đầu một cuộc gọi
- Khi liên lạc qua mạng thì cần có mạng ổn định và mất phí đăng ký mạng.
So sánh máy bộ đàm và điện thoại di động.
Lựa chọn máy bộ đàm chất lượng cần lưu ý gì?
Lựa chọn kiểu dáng thiết kế cầm tay nhỏ gọn
Khi bạn đã nắm rõ nhu cầu của mình khi sử dụng bộ đàm, ta sẽ bàn về kiểu dáng của máy. Vì có tính linh động cao nên ta nên lựa chọn thiết bị nhỏ gọn, dễ cầm nắm, thao tác linh hoạt và có thể bỏ túi.
Chất liệu an toàn và bền bỉ
Khả năng làm việc bền bỉ và lâu dài được đặt hàng đầu. Ngoài ra chất liệu làm nó cũng cần an toàn cho người sử dụng. Hiện nay, máy bộ đàm thường có phần khung bằng kim loại, phần ngoài làm bằng nhựa cứng có khả năng chống nước, chống bụi.
Dựa vào thông số kỹ thuật
Trên thị trường hiện nay các máy bộ đàm có thông số khá giống nhau, nhất là số lượng kênh và công suất máy. Phổ biến nhất là loại bộ đàm có từ 15-16 kênh và có công suất máy 3-5W. Và thông tin đi kèm như bộ truyền tín hiệu Digital hay Analog, tính năng như: chống nhiễu, âm thanh rõ ràng,...Ngoài ra, khả năng kết nối cũng được quan tâm, những máy có thể liên lạc với khoảng cách càng xa càng tốt, tối thiểu là từ 1-2km.
Lợi ích của máy bộ đàm.
Giá thành bộ đàm
Ngoài sự phong phú về mẫu mã cũng như chủng loại, máy bộ đàm cầm tay còn có giá bán khá đa dạng dao động trong từ 300.000VNĐ cho đến 10 triệu đồng. Thường máy bộ đàm nằm trong phân khúc từ 500.000VNĐ đến 1 triệu đồng sẽ được nhiều người yêu thích hơn hẳn bởi những dòng máy trong phân khúc này vừa đảm bảo chất lượng mà phù hợp với túi tiền của phần đa khách hàng. Tuy nhiên bạn nên mua combo từ 3-20 máy để giúp tiết kiệm chi phí hơn.
Có tích hợp đèn chiếu sáng
Những máy bộ đàm thường được tích hợp thêm đèn chiếu sáng nên vô cùng tiện lợi để có thể phát huy được hết công năng sử dụng vào ban đêm cũng như trong điều kiện thiếu ánh sáng hay ở xa khu dân cư.
Máy bộ đàm được sử dụng trong nhà hàng.
Thời gian sử dụng
Bạn nên chọn máy bộ đàm pin Li-ion có dung lượng từ 1500mAh trở lên để máy bộ đàm có khả năng hoạt động liên tục trong khoảng 6-8 giờ, cho thời gian chờ lên đến 3 ngày. Bởi loại pin này có tuổi thọ tương đối cao, ít bị chai pin cho dù bạn phải sạc nhồi pin liên tục. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng pin sạc dự phòng điện thoại để sạc cho bộ đàm để tiết kiệm chi phí.
Hãy lựa chọn địa chỉ mua bộ đàm uy tín, chất lượng
Máy bộ đàm là một thiết bị được ưa chuộng ngày càng cao nên được bán rộng rãi trên các sàn thương mại điện tử. Khách hàng có thể dễ dàng tìm mua các loại máy bộ đàm mẫu mã đa dạng và và được bán với mức giá ưu đãi hơn.
Dựa vào nguồn gốc xuất xứ
Ngoài việc lựa chọn địa chỉ để mua hàng uy tín, bạn cũng cần quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ cũng như thương hiệu khi chọn mua máy bộ đàm để sản phẩm đảm bảo chất lượng khi sử dụng. Nếu có thời gian, bạn nên đến trực tiếp các cửa hàng để test thử trước khi quyết định mua để máy bộ đàm có chất lượng tốt nhất.
Những lĩnh vực sử dụng máy bộ đàm
Bộ đàm dùng cho sự kiện và lĩnh vực giải trí
Sự kiện là một trong số các hoạt động mà bất kì doanh nghiệp nào cũng phải tổ chức. Nên người ta thường sử dụng máy bộ đàm để giúp đẩy nhanh tiến độ cũng như sự phối hợp hoàn hảo giữa các bộ phận trong quá trình diễn ra sự kiện. Bởi bộ đàm đảm bảo cuộc đàm thoại diễn ra liên tục, có chất lượng cuộc gọi ổn định mà không bị ngắt quãng để sự kiện diễn ra thành công.
Hình ảnh máy bộ đàm
Bộ đàm truyền hình, phát thanh
Bộ đàm truyền hình, phát thanh giúp đảm bảo liên lạc thường xuyên giữa đạo diễn, nhà sản xuất, kỹ thuật, diễn viên trong quá trình làm việc liên tục, đầy đủ và rõ ràng.
Bộ đàm dùng cho thể thao như sân Golf, sân bóng đá...
Ngày nay, nhu cầu giải trí ngày càng tăng cao nên các sân tập thể thao như sân Golf, sân bóng đá mở ra ngày càng nhiều. Chính vì vậy người ta lựa chọn sử dụng bộ đàm liên lạc trong việc quản lý sân Golf, sân bóng đá giúp nhân viên liên lạc với nhau thường xuyên và liên tục, tiết kiệm được chi phí cũng như nâng cao hiệu quả làm việc, đảm bảo mọi hoạt động diễn ra ổn định
Máy bộ đàm nhỏ gọn
Bộ đàm sử dụng trong xây dựng
Người ta sử dụng bộ đàm hai chiều cầm tay cho những dự án công trình xây dựng để giúp đội ngũ nhân công phối hợp làm việc hiệu quả, để đảm bảo tính an toàn cho dự án, đúng tiến độ. Những bộ đàm này phải đảm bảo các chức năng như: đảm bảo tín hiệu liên lạc ổn định, bền chắc, chất lượng âm thanh rõ ràng, ổn định, có tiêu chuẩn chống bụi, nước, hoạt động tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khả năng chống va đập, dễ dàng sử dụng thao tác đảm bảo sự an toàn khi làm việc độc lập.
Bộ đàm dùng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Thiết bị bộ đàm cần được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo điển hình như cơ sở đào tạo chuyên sâu, trung tâm dạy học để nhằm quản lý và giám sát hoạt động hiệu quả. Những trường hợp sử dụng bộ đàm bao gồm: bảo vệ và quản lý nhân viên, đảm bảo an toàn cho học sinh, báo cáo các sự cố khẩn cấp, quản lý các chương trình, sự kiện, an ninh của từng khu vực.
Cách sử dụng máy bộ đàm.
Bộ đàm dùng cho lĩnh vực hàng không
Bộ đàm sử dụng trong lĩnh vực sân bay và các hãng hàng không cần đảm bảo đàm thoại liên tục, duy trì hiệu quả các hoạt động, mức độ an toàn và bảo mật trong diện tích lớn. Chất lượng âm thanh của bộ đàm cần to, rõ ràng và trong, có thể nghe rõ trong điều kiện nhiều tạp âm xung quanh và đảm bảo hiệu quả khi làm việc liên tục.
Hiện nay, có rất nhiều dòng bộ đàm sử dụng cho lĩnh vực hàng không sân bay như : quản lý sân bay, hãng hàng không, đại lý hãng hàng không, kỹ thuật, bảo trì máy bay, phục vụ trên chuyến bay, bán lẻ và phục vụ trong sân bay, dịch vụ chuyển hành lý, dịch vụ dọn dẹp sân bay, đội an ninh sân bay, …
Bộ đàm dùng cho lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ công cộng
Bộ đàm chính là giải pháp liên lạc đáng tin cậy và trực tiếp trong môi trường chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ công cộng. Bộ đàm giúp chuyền tải thông tin liên lạc tức thì với từng đối tượng, phòng ban, nhóm người sử dụng giúp hỗ trợ việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, đảm bảo sự an toàn của các nhân viên, cảnh báo an ninh và hiệu quả trong việc quản lý các trang thiết bị máy móc. Ngoài ra, nhóm quản lý, an ninh, bảo trì thiết bị, khuân vác, phục vụ, vệ sinh đều có thể sử dụng bộ đàm liên lạc để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như chất lượng công việc.
Bộ đàm dùng cho ngành dịch vụ khách sạn, nhà hàng
Với bộ đàm dùng cho dịch vụ khách sạn, nhà hàng ăn uống giúp người quản lý điều hành khách sạn có thể nhắc nhở thái độ phục vụ của nhân viên, bố trí sắp xếp khách khi ghé thăm, bố trí phòng, gọi đồ, giải quyết các sự cố phát sinh từ xa mà không cần phải đến trực tiếp. Giúp nhân viên có thể báo cáo với cấp trên của mình những sự cố bất ngờ xảy ra nếu không thể kiểm soát được, báo cáo thông tin và báo cáo công việc hàng ngày…
Bên cạnh đó, chúng ta còn bắt gặp bộ đàm được lựa chọn sử dụng cho các ngành nghề khác như:
- Bộ đàm dùng cho du lịch, các trung tâm thương mại, nhà máy, khu công nghiệp, các nhà máy sản xuất, xi măng, nhiệt điện, các công trình thủy điện, khai thác mỏ, than, hầm lò…
- Bộ đàm dùng cho hàng hải, cảng, biển, cho lĩnh vực dầu khí, khí đốt, giàn khoan...
- Bộ đàm chuyên dùng cho tình huống khẩn cấp như cứu nạn cứu hộ, phòng chống bão lũ, phòng cháy chữa cháy, sử dụng cho an ninh, chính phủ và quốc phòng...
4 THƯƠNG HIỆU MÁY BỘ ĐÀM NÊN MUA 2022
Ngày nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu bộ đàm nhưng không phải thương hiệu nào cũng uy tín và chất lượng. Dưới đây là 4 thương hiệu máy bộ đàm mà bạn nên mua năm 2022:
Bộ đàm Kenwood
Đây là thương hiệu máy bộ đàm đến từ Nhật Bản được thành lập vào năm 1946. Các sản phẩm mang thương hiệu Kenwood được biết đến nhờ quá trình kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng cũng như luôn có sự đổi mới về thiết kế. Chính vì vậy, máy bộ đàm Kenwood càng được người dùng tin tưởng lựa chọn và sử dụng trên toàn thế giới.
Máy bộ đàm Kenwood.
Tại thị trường Việt Nam, bộ đàm mang thương hiệu Kenwood được khách hàng đánh giá cao nhờ có thiết kế đẹp mắt, kiểu dáng, mẫu mã đa dạng, chất lượng liên lạc ổn định, giá thành phải chăng nên người dùng dễ dàng sở hữu được. Một số model nổi bật của máy bộ đàm Kenwood cầm tay bạn cần biết như: TH-F6A, TK-K4AT, TK-2206, TK-3207, TK-3307,...
Xem Thêm Các Mẫu Bộ Đàm Kenwood
Bộ đàm Motorola
Motorola là thương hiệu bộ đàm nổi tiếng trên khắp thế giới được nhiều người dùng tin tưởng lựa chọn sử dụng. Máy bộ đàm Motorola có cấu tạo chắc chắn, kiểu dáng hiện đại và được trang bị đầy đủ những công nghệ tiên tiến nhất. Các sản phẩm của hãng luôn sở hữu độ bền cao, khả năng hoạt động ổn định giúp đáp ứng mọi nhu cầu của người sử dụng. Bạn có thể lựa chọn một trong số các model của bộ đàm Motorola như: GP338, GP3688, MT777, MT918, GP328,...
Bộ đàm Motorola.
Xem Thêm Các Mẫu Bộ Đàm Motorola
Bộ đàm Hytera (HYT)
Thương hiệu bộ đàm Hytera có trụ sở tại Trung Quốc được thành lập năm 1993. Là một trong những công ty lớn, có dây chuyền sản xuất hiện đại nên HYT đã mang đến các thiết bị bộ đàm cầm tay, bộ đàm kỹ thuật số, bộ đàm analog,... vô cùng chất lượng. Đặc biệt, khách hàng tại thị trường Việt Nam vô cùng tin tưởng loại máy bộ đàm HYT nhờ có kiểu dáng đẹp mắt, chất lượng ổn định, dễ dàng sử dụng. Bạn có thể lựa chọn một số model của dòng máy bộ đàm HYT như: TC-500S, TC-610P, TC-508, TC-600, TC-700,...
Bộ đàm Hytera (HYT)\
Xem Thêm Các Mẫu Bộ Đàm HYT
Bộ đàm ICOM
Thương hiệu máy bộ đàm ICOM là thương hiệu máy bộ đàm đến từ Nhật Bản. Các sản phẩm của ICOM bao gồm máy thu và máy bộ đàm vô tuyến. Nhờ được thiết kế đẹp mắt, kiểu dáng hiện đại đặc biệt là có khả năng thu phát tín hiệu tốt, hoạt động ổn định dưới mọi điều kiện thời tiết nên dòng máy bộ đàm này lấy lòng được rất nhiều khách hàng kể cả những người khó tính nhất.
Bộ đàm ICOM
Xem Thêm Các Mẫu Bộ Đàm ICOM
Nhìn chung, máy bộ đàm là thiết bị vô cùng hữu ích trong cuộc sống đáng để ạn đầu tư. Phía trên là “Tổng hợp những điều bạn nên biết về máy bộ đàm!”, hy vọng giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về máy bộ đàm cũng như có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất.