Bạn đang sử dụng bộ đàm, hay chưa sử dụng bộ đàm hãy tham khảo bài viết dưới đây để xem mình cần lưu ý điều gì khi mua máy bộ đàm, cũng như cách chọn máy bộ đàm tốt nhất.
Cách chọn mua máy bộ đàm tốt.
Để có thể chọn mua 1 máy bộ đàm cầm tay thì không phải đơn giản. Địa Long sẽ giúp người dùng chọn lựa được 1 bộ tay phù hợp:
Bước 1: Cài đặt băng tần sử dụng cho bộ đàm
Cài đặt tần số máy bộ đàm Kenwood
– Máy bộ đàm cầm tay có 2 loại băng tần:
+ VHF(136 – 147 Mhz): dải tần hoạt động tốt ở nơi không có vật cản.
+ UHF(400 – 470Mhz): dải tần có khả năng xuyên vật cản tốt.
– Nếu mua bộ đàm để sử dụng chung với dòng bộ đàm cũ thì bạn cần biết hệ thống bộ đàm cũ đang sử dụng dải tần nào để chọn model bộ đàm có băng tần phủ hợp.
– Nếu mua máy sử dụng lần đầu thì tùy vào địa hình, điều kiện sẽ sử dụng nên chọn UHF hay VHF phù hợp.
Chú ý:
– Khoảng cách liên lạc tối đa giữa 2 máy bộ đàm cầm tay tại nơi ít vật cản có thể lên đến 3km. Trong thành phố, nhiều vật che chắn, cản trở thì không quá 2km. Trong các tòa nhà nhiều bê tông chắc chắn thì không quá 1km.
– Máy bộ đàm trung tâm liên lạc được xa hơn so với 2 máy bộ đàm cầm tay.
– Để tăng phạm vi liên lạc thì nên lắp thêm trạm chuyến tiếp tín hiệu, lắp anten ở vị trí cao.
Bước 2: Lựa chọn máy bộ đàm phù hợp
– Tùy thuộc vào yêu cầu, công việc, điều kiện, môi trường mà sử dụng loại bộ đàm phù hợp. Thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu bộ đàm khác nhau như: Kenwood, Motorola, Icom, Disola,…được đánh giá cao về chất lượng, và được rất nhiều người dùng lựa chọn.
Bước 3: Chọn tính năng bộ đàm
Tính năng chống nước của máy bộ đàm
– Đầu tiên, người dùng cần chú ý công suất phát RF bộ đàm. Bộ đàm thông thường, thường có công suất dưới 5W. Công suất quyết định khả năng liên lạc của máy bộ đàm được bao xa.
– Công suất âm càng cao thì việc nghe được trong môi trường ồn ào càng tốt.
– Các tính năng bảo vệ khác của bộ đàm như tiêu chuẩn chống bụi bẩn, chống nước, chống cháy nổ,…
– Có mã vạch và giải mã CTCSS, DTCS giúp tránh nghe những cuộc gọi không cần thiết khi có nhiều nhóm sử dụng chung tần số.
– VOX cho phép người dùng rảnh tay khi sử dụng phone.
– Khả năng nhập tần số từ bàn phím của máy– Khả năng bảo mật thông tin.
Đây là những tín năng cần lưu ý khi sử dụng bộ đàm.
Bước 4: Chọn Phụ kiện bộ đàm
Pin bộ đàm
– Pin bộ đàm có rất nhiều loại gồm: Nikel Cadmium(NI-Cd), Nikel Metal Hyderide(Ni-MH), Lithium Ion(Li-Ion).
– Nên sử dụng pin Li-ion để thời gian sử dụng máy được lâu, không cần sạc nhiều lần. Có thể sạc nhồi, hạn chế chai pin.
– Nếu bạn cần máy bộ đàm hoạt động liên tục bạn nên mua thêm pin dự phòng
Bộ sạc bộ đàm
– Giải nguy cho các trường hợp gấp rút thì nên chọn mua bộ sạc nhanh. Sạc xong chỉ trong vòng 2,5 giờ.
Tổ hợp Loa – Micrô và các loại Tai nghe choàng đầu, áp cổ
– Giúp bạn đàm thoại mà vẫn đeo máy thường xuyên ở thắt lưng.
– Tổ hợp Loa- Micrô có thể được đeo trên cầu vai hay gắn trên cổ áo (loại nhỏ). Cần thiết cho những người phải dùng tay vào các công việc khác như: bảo vệ, công an, an ninh, phục vụ bàn…
– Tai nghe choàng đầu, bộ áp cổ khi dùng với các máy có chức năng kích phát bằng giọng nói (VOX) cho bạn rảnh tay hoàn toàn khi liên lạc bằng bộ đàm. Bộ áp cổ giúp âm thanh gửi đi rất trong trẻo, không có tiếng ồn ngay cả khi người nói ở trongmôi trường cực kỳ ồn như vũ trường, sân khấu ca nhạc, phòng máy nổ…
– Bắt buộc tất cả các máy bộ đàm cầm tay đều phải có anten. Anten không thích hợp với máy sẽ gây hư hỏng cho máy. Vì vậy, khi thay thế cần chọn ante đúng với model để sử dụng.
MUA MÁY BỘ ĐÀM TỐT Ở ĐÂU?
Có nhiều địa điểm bán máy bộ đàm tốt, song để an tâm về chất lượng sản phẩm cũng như giá cả, bạn nên đến Maitel Store – đơn vị chuyên cung cấp bộ đàm chính hãng từ các thương hiệu nổi tiếng cũng như phụ kiện chất lượng với giá tốt.
Trước khi đến cửa hàng, bạn cũng có thể xem qua các dòng bộ đàm để biết nên mua bộ đàm nào tốt cho công việc, lĩnh vực, ngành nghề của mình. Hoặc liên hệ trực tiếp với Maitel để được tư vấn.